Hotline: 0869.880.008 (8h - 12h, 13h30 - 20h)
Thông báo của tôi

Các loại động cơ của máy chạy bộ mà bạn nên biết khi mua

Các loại động cơ của máy chạy bộ mà bạn nên biết khi mua
Máy chạy bộ có bao nhiêu loại động cơ,nó bao gồm những loại nào? Hãy cùng theo dõi bài viết của Merach Việt Nam để biết rõ hơn về các sản phẩm máy chạy bộ.Trước khi bạn quyết định mua sản phẩm.
 
Máy chạy bộ điện đang dần thay thế các mẫu máy chạy bộ cơ để trở thành sự lựa chọn ưu tiên của khách hàng với việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu tập luyện bởi hiệu năng mạnh mẽ cũng như mang đến nhiều tính năng tạo ra các trải nghiệm thú vị hơn.
 
Máy chạy bộ điện thường được trang bị các loại động cơ sử dụng điện giúp máy vận hành,và mỗi mẫu máy chạy bộ lại sử dụng một kiểu động cơ khác nhau để phù hợp với kết cấu,thiết kế của từng mẫu máy.

Máy chạy bộ có mấy loại động cơ?

Hiện tại các mẫu máy chạy bộ đang sử dụng hai loại động cơ chính đó là động cơ AC và động cơ DC.Và để cùng tìm hiểu sự khác biệt của hai loại động cơ này,hãy cùng chúng tôi theo dõi tiếp nội dung dưới đây?

1.Động cơ AC trên máy chạy bộ

 

Động cơ AC còn có tên gọi khác là dòng điện xoay chiều, dạng cơ bản của nó là dòng điện có hình sin. Đây là một dạng động cơ có công suất cao, cực khỏe. Chính nhờ ưu điểm đó mà động cơ AC này được ứng dụng cho những loại máy chạy bộ phòng Gym với công suất tối thiểu là 4.0 HP, có thể chịu trọng lượng lên đến 140kg. Tần số tiêu chuẩn của động cơ AC ở nhiều nước quy định là 50Hz.

Dòng điện xoay chiều là dòng điện hoặc điện áp tồn tại với cường độ cao và có thể xoay đổi hướng vào mỗi thời gian định kỳ vô cùng đa dạng. Chúng có dạng hình sin và đây cũng là dạng cơ bản nhất của dòng điện. Tần số ở mức 50 Hz là mức tiêu chuẩn cả các dòng điện xoay chiều nói chung. Mỗi dạng dòng điện mang một chức năng và vị trí ứng dụng đa dạng khác nhau. 

Máy chạy bộ sử dụng động cơ AC thì có thể chạy xuôi, ngược hay đảo chiều đều có thể thực hiện. Có thể nói đây là loại động cơ đáp ứng hầu hết các nhu cầu của những người chạy bộ. 

2.Động cơ DC trên máy chạy bộ

 

Động cơ DC hay còn được gọi là dòng điện một chiều, một loại dòng điện cường độ lớn và không thay đổi theo thời gian.

Với động cơ DC này, chủ yếu ứng dụng vào những máy chạy bộ sử dụng gia đình, vận hàng êm ái, tiêu hao điện năng ít hơn so với động cơ AC. Thông thường, với động cơ một chiều sẽ có cấu hình dao động từ 2.0HP – 4.5HP. 

Rotor có các cuộn dây quấn kết nối với nguồn điện một chiều, có thể bạn chưa biết một phần quan trọng khác của động cơ DC là bộ phận chỉnh lưu đảm nhận nhiệm vụ đổi chiều dòng điện khi rotor hoạt động liên tục. Động cơ DC ít được sử dụng cho những sản phẩm chạy bộ hiện đại ngày nay, bởi vì động cơ AC đáp ứng được mọi nhu cầu sử dụng của khách hàng. Với động cơ DC thì trọng lượng của người tập lớn là một hạn chế.

Trong motor máy chạy bộ đoạn mạch được chạy trong dòng điện một chiều là dây dẫn kính từ sự kết hợp của điện trở và nguồn điện một chiều cùng với sự ổn định để tạo ra điện trường không thay đổi. Điện tích dương di chuyển từ cao xuống thấp bằng việc đi qua bên ngoài điện trở. Bên trong bộ nguồn đó, lực không tĩnh điện chiếm ưu thế hơn lực tĩnh điện, rồi đạt mức điện thế thấp nhất.

Đối với dòng điện một chiều các mạch điện được cấu tạo vô cùng đơn giản, các sự liên kết của các bộ phận, nguồn điện , cường độ dòng điện, điện trở đều vô cùng chặt chẽ.

Sự khác nhau giữa động cơ DC và AC của máy chạy bộ

1.Động cơ AC

  • Động cơ AC (xoay chiều) được thiết kế tần số điện có cửa sổ hiển thị. Chính vì thế mà máy chạy bộ có thể tự động phát hiện lỗi, người tập có thể biết mọi vấn đề xảy ra một cách hiệu quả nhất. 
  • Công suất phát ra động cơ xoay chiều có mã lực lớn hơn so với động cơ một chiều. Chính vì thế, trọng lượng người tập của động cơ AC sẽ lớn hơn so với động cơ DC. 
  • Mức giá của sản phẩm máy chạy bộ có động cơ AC sẽ mắc hơn giá thành của sản phẩm máy chạy bộ có động cơ DC. 
 

2.Động cơ DC 

Nhìn chung, tuổi thọ động cơ máy chạy bộ DC là 2000 giờ. Xét về thời gian tuổi thọ đối với chổi than trong động cơ máy chạy bộ DC là 500 giờ và định kỳ sẽ sự thay thế.
Nếu như bạn sử dụng máy chạy bộ động cơ DC trong khoảng thời gian dài, sẽ có thể tạo ra dòng điện lớn làm cho động cơ bị tỏa nhiệt. Do sản sinh cặn cacbon dễ gây ra sự rò rỉ của động cơ điện. Nếu như động cơ chịu áp lực quá mức thì dòng điện sẽ tự động ngắt. Vì vậy bạn cần lưu ý mức độ sử dụng tránh làm điện quá tải để hạn chế hư hỏng đồng thời cũng bảo đảm an toàn trong quá trình luyện tập.
Máy chạy bộ động cơ một chiều (DC) sẽ bị giới hạn về trọng lượng người tập.
 
 
Nên mua máy chạy bộ có động cơ AC hay DC
Việc mua máy chạy bộ có động cơ AC hay DC sẽ sẽ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của mỗi khách hàng.Nếu như khách hàng chỉ đơn giản cần một thiết bị đủ để phục vụ nhu cầu tập luyện tại nhà thì một chiếc máy chạy bộ có động cơ DC là đủ.Tuy nhiên nếu như khách hàng là người đang kinh doanh và có những dự án phòng tập,một mẫu máy mạnh mẽ có động cơ DC chắc chắn sẽ là lựa chọn hàng đầu của họ.
 

Mặc dù vậy vẫn có một số người sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để sở hữu một mẫu máy chạy bộ phòng gym với động cơ AC mạnh mẽ và bền bỉ cho nhu cầu của mình.Nhưng nếu như bạn chỉ cần một mẫu máy gia đình cơ bản.Thì một mẫu máy chạy bộ với động cơ DC sẽ giúp bạn tiết kiệm được ngân sách đáng kể cho bản thân.

Trên đây là những chia sẻ của Merach Việt Nam về hai loại động cơ chính thường được sử dụng cho các mẫu máy chạy bộ.Hy vọng điều này sẽ giúp quý khách hàng hiểu hơn về hai loại động cơ này và có những lựa chọn cần thiết nhất cho nhu cầu của mình.

Ngoài ra nếu như bạn đang có nhu cầu về sản phẩm,vui lòng liên hệ tới số hotline 0355466988 để được tư vấn cụ thể hơn về sản phẩm và dịch vụ.Merach Việt Nam,hân hạnh được phục vụ quý khách.

 

Đang xem: Các loại động cơ của máy chạy bộ mà bạn nên biết khi mua

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.