Hotline: 0869.880.008 (8h - 12h, 13h30 - 20h)
Thông báo của tôi

Cách bảo dưỡng máy chạy bộ giúp bạn kéo dài thời gian sử dụng

Cách bảo dưỡng máy chạy bộ giúp bạn kéo dài thời gian sử dụng
Khâu bảo dưỡng máy chạy bộ là vô cùng quan trọng,việc làm hữu ích này không chỉ giúp cho thiết bị của bạn hoạt động trơn tru hơn mà còn làm tăng tuổi thọ sử dụng máy.Việc không thường xuyên gặp vấn đề sẽ khiến cho việc tập luyện hiệu quả hơn và giúp tiết kiệm túi tiền của bạn thay vì phải bỏ tiền mua máy mới.
 
Vậy để bảo dưỡng một mẫu máy chạy bộ đúng kỹ thuật và đạt yêu cầu nhất,chúng ta sẽ phải làm những gì.Mời quý khách hàng cùng các độc giả theo dõi bài viết dưới đây của Merach Việt Nam để tìm hiểu thêm nhé.

1.Các chi tiết cần bảo dưỡng trên máy chạy bộ

Để máy chạy bộ được hoạt động tốt và kéo dài tuổi thọ thì việc lau chùi thường xuyên để tránh bụi bẩn là điều cần thiết.

Đối với máy chạy bộ hiện đại ít chi tiết thì việc bảo dưỡng đã không còn quá khó khăn để bạn có thể thực hiện tại nhà. Một số bộ phận cần phải bải dưỡng thường xuyên như: Motor động cơ máy chạy bộ điện, băng tải, ván máy chạy bộ (băng chuyền). 

Ngoài ra, khung sườn của máy, bảng điều khiển, tay vịn, vành đai máy cũng cần được vệ sinh, lau chùi thường xuyên, tối thiểu là 1 lần/1 tuần.

 

 

2.Dụng cụ bảo dưỡng máy chạy bộ

Những vật dụng sử dụng trong bảo dưỡng máy chạy bộ rất đơn giản, dễ tìm và dễ chuẩn bị. Một số dụng cụ chuyên dụng bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng sửa chữa máy chạy bộ hoặc tại cửa hàng đại lý mà bạn mua máy chạy bộ. Những dụng cụ và vật dụng bạn cần chuẩn bị bao gồm:

  • Hai chiếc khăn lau sạch, chất liệu mỏng, không quá dày, có tính bắt bụi
  • Bộ tuốc nơ vít đi kèm máy chạy bộ
  • Dầu tra băng tải máy chạy bộ bằng silicon
  • Mỡ tra motor động cơ
  • Máy hút bụi.
 

3.Bảo dưỡng máy chạy bộ trong quá trình sử dụng

3.1 Kiểm tra nguồn điện khi khởi động máy
 

Để đảm bảo nguồn điện vào máy được ổn định thì trước khi khởi động máy bạn cần kiểm tra nguồn điện (thường ở mức 220V), đảm bảo phích cắm và ổ cắm điện đã chắc chắn để máy không bị sập nguồn đột ngột sẽ dẫn đến việc làm giảm tuổi thọ của máy.

Sau khi, sử dụng bạn cũng nên kiểm tra máy và phích cắm đã được rút ra khỏi ổ điện để phòng ngừa cháy nổ làm hư máy và ảnh hưởng tới sức khỏe.

 

 

3.2 Hạn chế để máy chạy bộ bị dính nước

Khi tập luyện chắc chắn không tránh khỏi việc chảy mồ hôi nên bạn nên chuẩn bị một chiếc khăn tập để lau mồ hôi, hạn chế và tránh để mồ hôi rơi vào các kẽ máy, mạch điện của máy quá nhiều có thể gây chập điện, cháy hỏng nguồn điện ảnh hưởng đến hoạt động và độ bền của máy.

 

3.3 Lau chùi, vệ sinh máy chạy bộ sau khi tập

Sau mỗi lần tập đừng quên dành ra ít phút để lau chùi, vệ sinh máy để góp phần kéo dài tuổi thọ. Bạn có thể dùng khăn khô để lau sạch mồ hôi trên phần khung của máy và đối với màn hình điều khiển, tay cầm thì nên dùng khăn khô và dung dịch vệ sinh chuyên dụng để lau.

Bạn cũng có thể tham khảo cách lau như sau:

Bước 1: Lau nhẹ nhàng từ màn hình điều khiển xuống hai bên tay nắm.

Bước 2: Lau đến hai bên thanh đỡ.

Bước 3: Lau vỏ hộp động cơ máy chạy bộ.

Bước 4: Cuối cùng là lau hai vành đai của máy.

 

 

4.Cách bảo dưỡng máy chạy bộ định kỳ

4.1 Bảo dưỡng thảm máy chạy bộ
 

Thảm chạy bộ là bộ phận cần được chú ý và bảo dưỡng đúng cách để có thể sử dụng lâu và bền. Bạn có thể tham khảo cách bảo dưỡng thảm chạy bộ theo những bước sau:

Bước 1: Mở máy chạy bộ với tốc độ vừa phải.

Bước 2: Dùng máy hút bụi để hút những bụi bẩn trên thảm. Tùy vào chất lượng không khí nơi bạn đặt máy và tần suất tập luyện để làm sạch thảm.

Bước 3: Kiểm tra và điều chỉnh ván chạy trở lại mức bình thường, không quá căng hay quá lỏng.

 

4.2 Kiểm tra thảm chạy thường xuyên

Bạn cần tra mỡ định kỳ vào hai vòng bi ở hai trục đầu trước và sau của ván chạy bộ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần kiểm tra ván có bị gãy hay không và liên hệ với nhân viên sửa chữa, bảo hành để có thể hỗ trợ kịp thời.

 

 

4.3 Kiểm tra các chi tiết kỹ thuật trên máy chạy bộ

 

Các chi tiết kỹ thuật trên máy bạn cần kiểm tra như lớp băng tải. Sau thời gian dài sử dụng, lớp băng tải cần được kiểm tra có bị trùng hay không và điều chỉnh lại cho phù hợp.

 

4.4 Bôi trơn cho băng tải máy chạy bộ

Việc bôi trơn cho băng tải máy chạy bộ là điều không thể tránh khỏi, hãy tham khảo 2 cách tra dầu dưới đây nhé!

Tra dầu thủ công:

Bước 1: Điều chỉnh độ căng của thảm chạy và lật thảm lên.

Bước 2: Nhấc hai bên thảm chạy lên và nhỏ từ từ dầu tra vào băng tải thảm chạy.

Lưu ý: Bạn không nên tra dầu quá nhiều sẽ làm giảm độ ma sát của thảm và ván chạy có thể gây trơn trượt khi sử dụng.
Bước 3: Sau khi tra dầu xong, đặt thảm về vị trí ban đầu và điều chỉnh độ căng của thảm như ban đầu.

Tra dầu tự động:

Bước 1: Tra cứu thông tin định lượng của từng loại máy ở chỉ dẫn trên bao bì của sản phẩm.

Bước 2: Đổ một lượng dầu phù hợp, máy sẽ tự động trải đều lượng dầu đó lên ván chạy giúp bạn tiết kiệm được thời gian tra dầu.

 

 

4.5. Bảo dưỡng motor của máy chạy bộ


Sau thời gian sử dụng bạn nên kiểm tra motor của máy chạy bộ định kỳ theo chỉ dẫn từ nhà sản xuất cho từng loại sản phẩm để nâng cao tuổi thọ của máy và phát hiện lỗi kịp thời để tránh những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến hoạt động của máy.

Cách bảo dưỡng motor của máy chạy bộ:

Bước 1: Lấy vỏ motor ra khỏi máy.

Bước 2: Dùng một chiếc khăn mềm, khô và sạch để lau lớp bụi bám phía ngoài động cơ của máy.

Bước 3: Dùng mỡ bôi trơn chuyên dụng tra vào vòng bi động cơ của máy.

Bước 4: Vệ sinh chổi than trong động cơ. Và thay chổi than cho động cơ khi đã sử dụng hết. Thường thời gian sử dụng của chổi than sẽ khoảng 2-3 năm.

Bước 5: Quét và vệ sinh bo mạch của máy chạy bộ thường xuyên và định kỳ.

Bước 6: Sau khi vệ sinh các bộ phận, lắp lại thiết bị như ban đầu và bắt vít thật chặt.

 

4.6. Vệ sinh bộ phận motor massage


Hiện nay, những loại máy chạy bộ điện đa năng, chuyên dụng của dòng máy chạy gia đình có thêm hai quả tạ tay, bọc mút thanh gập bụng và motor massage.

Đối với motor massage, để vệ sinh, bạn có thể tháo vỏ hộp motor ra và tiến hành lau chùi bôi trơn như motor bình thường. Sau đó, bạn kiểm tra lại ốc vít và bắt vít lại thật chặt để không gây tiếng ồn khi sử dụng.

 

 

5.Lưu ý khi bảo dưỡng máy chạy bộ

Để bảo dưỡng máy chạy bộ một cách hiệu quả nhất thì ngoài những kiến thức cơ bản về kỹ thuật mà còn có những lưu ý khi bảo dưỡng máy chạy bộ. Những lưu ý cụ thể như sau:

Bạn chỉ nên thực hiện bảo dưỡng motor khi bạn đã quen và thành thục với việc này. Nếu chưa quen hay mới sử dụng máy thì bạn nên liên hệ với đơn vị sửa chữa hoặc bảo hành hỗ trợ để tránh gây hư hỏng các động cơ quan trọng của thiết bị.


Căn chỉnh thảm chạy bộ vừa phải không quá trùng cũng không nên quá căng vì sẽ dễ gây khó khăn khi tập luyện. Bạn có thể vừa bật cho băng chạy hoạt động và vừa căng để có thể biết độ căng phù hợp.


Chỉ tra dầu, mỡ bôi trơn lên những vị trí cần thiết như đã được nhắc đến trong bài viết. Không nên tra dầu trực tiếp lên động cơ.


Không dùng quá nhiều dầu silicon khi bôi trơn băng tải của máy chạy bộ.
Bắt vít thật chặt các chi tiết kỹ thuật sau khi tháo lắp để bảo dưỡng, kiểm tra thật kỹ để không bỏ sót ốc vít sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của máy và có thể tạo ra tiếng ồn khi sử dụng.

Trên đây là toàn bộ thông tin được chia sẻ từ Merach Việt Nam,hy vọng điều này sẽ giúp khách hàng sẽ có quy trình bảo dưỡng định kỳ cho chiếc máy chạy bộ của mình được hiệu quả hơn.Để luôn sở hữu một sản phẩm hoạt động ở trạng thái tốt nhất.

Mọi thắc mắc về sản phẩm và dịch vụ,vui lòng gọi tới số hotline 0355466988 để được hỗ trợ tư vấn.Merach Việt Nam,hân hạnh được phục vụ quý khách.

Đang xem: Cách bảo dưỡng máy chạy bộ giúp bạn kéo dài thời gian sử dụng

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.